Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Shock trước "nghệ thuật chết" nguy hiểm và ngọt ngào

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014 Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014 Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014 Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Những tấm hình đã nói lên rằng: Chính thói quen, sở thích quá đà đã biến chúng ta trở thành “nạn nhân” của các “sát thủ” gần gũi.

Bạn là một “tín đồ” của cà phê, bạn cực kỳ mê bánh ngọt hay không thể không nhấm nháp vài thanh chocolate mỗi ngày? Vậy thì bạn nên xem lại sở thích của mình một chút, vì những món đồ ăn thức uống hấp dẫn ấy cũng có thể... giết người. Chúng mình cùng xem bộ ảnh dưới đây và tìm hiểu vì sao lại thế.

Cô gái bị tấn công bởi... cơn mưa chuối.

Cuộc xâm chiếm lặng lẽ nhưng đáng sợ của “đoàn quân kẹo gấu dẻo”.

Chết vì bánh ngọt.

Những bức ảnh trong bài thuộc series mang tên “Drop Dead Gorgeous” của nữ nghệ sĩ người Mỹ, Daniela Edburg. Đây cũng là một phần trong luận văn đã mang đến cho cô tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, chuyên ngành Nghệ thuật Thị giác tại Học viện San Carlos, Mexico.

Xuyên suốt bộ ảnh là những cảnh tượng hãi hùng như trong phim kinh dị: nhân vật chính hoặc chết trong tư thế kỳ lạ, hoặc đang giãy giụa, giằng co trong tuyệt vọng để thoát khỏi “hung thần” đáng sợ như muốn ăn tươi nuốt sống mình. Điều lạ là, thủ phạm gây ra các tình huống ấy không phải quái vật, cũng chẳng phải con người mà chính là những thứ mà “nạn nhân” yêu thích nhất: đồ ăn, mỹ phẩm. 

Cô gái đang cố chạy thoát khỏi cơn lốc bằng kẹo bông.

Chết vì chính những viên kẹo chocolate mà mình yêu thích. 

Chết vì lò nướng bánh. 

Chết bởi cà phê.

Nguyên nhân của những “án mạng” này cũng cực kỳ quái đản: chết vì chuối, chết vì kẹo hay chết bởi... giấy gói đồ ăn - cái chết chẳng những không hề ghê rợn mà còn mang chút gì đó cường điệu, khôi hài. 

Một nữ sinh bị tấn công bởi con vi khuẩn gớm ghiếc sinh ra từ hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh.

Một cô gái đang cố gắng bọc hộp dâu tây vào giấy nhựa, bất ngờ hai con nhện khổng lồ xuất hiện và giăng chiếc mạng bằng nhựa cuốn chặt lấy cô (hiện nay, mọi người thường sử dụng giấy nilon mỏng để đóng gói thực phẩm, giữ cho chúng tươi lâu. Tuy nhiên, do giấy gói thực phẩm được làm từ các loại polymer như PVC, polyvinylidene chloride (PvdC), polyethylene... nên các chuyên gia khuyến cáo không nên quá lạm dụng chúng).

Tuy mô tả cái chết song bố cục và màu sắc hài hòa trong tác phẩm lại tạo nên cảm giác dễ chịu, hầu như làm tan biến tất cả sự ức chế về nội dung tấm hình. Sự “thỏa mãn giả tạo” này gợi nhớ đến cảm giác thích thú khi ta thưởng thức một chiếc bánh phủ đầy kem bơ ngon lành, hay sử dụng các sản phẩm làm đẹp mà hiệu quả xuất hiện gần như ngay tức khắc. 

Chết vì kẹo trái cây. 

Chết vì ăn quá nhiều bánh cookies.

Lý giải về việc để những thứ gần gũi “sắm vai” độc ác, Daniela Edburg cho biết: “Bản thân những sản phẩm này không hề có lỗi, vấn đề là ở cách bạn sử dụng chúng như thế nào”. Ngày nay, mỗi người tiêu dùng hiện đại đều lựa chọn cho mình những nhãn hiệu ưa thích như các loại fast food, mỹ phẩm, sản phẩm tiện ích... 

Nhiều người - đặc biệt là phái đẹp còn “phát cuồng” vì chúng đến mức hễ thích món đồ nào là “rinh” cả đống về nhà, hoặc “khoái” món gì là ăn không biết chán. Những “viên đạn bọc đường” này thực sự mang một sức quyến rũ khó cưỡng, khiến người dùng trong chốc lát lờ đi tất cả các nguy cơ đối với sức khỏe và túi tiền của mình.
 
Phụ nữ thường “phát cuồng” vì những sản phẩm làm đẹp như thuốc nhuộm tóc, phấn, son...

... hay dụng cụ tẩy lông.

Nhiều người có thói quen gội đầu hàng ngày, thay đổi dầu gội liên tục hoặc “mix” các loại dầu gội với nhau. Thói quen xấu này sẽ khiến da đầu bị tổn hại, nhiều gàu và dễ gây dị ứng vì dầu gội chứa nhiều hóa chất, đặc biệt là chất tẩy. 

Ngột ngạt giữa những hộp bơ lạc.

Ở góc độ nào đó, những bức hình này cũng phản ánh kinh nghiệm của chính tác giả. Cô tâm sự: “Nhiều khi tôi vào siêu thị và không thể cưỡng nổi sức hút của những món hàng mình yêu thích. Tôi dạo quanh, nhặt hết món này đến món khác vào giỏ trong khi sự thực đó không phải là những thứ mình cần mua”. Thật ra, chính thói quen tiêu dùng vô tội vạ của chúng ta mới là “sát thủ” thực sự. 

Chết vì táo: Ăn trái cây tốt cho sức khỏe, song “nghiện” trái cây lại không tốt chút nào. Các loại thuốc tăng trưởng và lối trồng trọt theo kiểu công nghiệp đã khiến trái cây ngày nay chứa lượng đường cao hơn hẳn so với trái cây được trồng tự nhiên. Nếu ăn quá nhiều, chúng sẽ gây mất cân đối thành phần dinh dưỡng trong cơ thể. 

Chết bởi thực phẩm dinh dưỡng: trên thị trường hiện có rất nhiều loại bột, sữa và bánh cookies đặc biệt giàu dinh dưỡng, có tác dụng thay thế bữa ăn. Các vận động viên thường sử dụng chúng để bổ sung năng lượng, phục hồi thể lực sau tập luyện. Tuy nhiên, với lượng carbohydrates, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, đây chính là thủ phạm gây thừa cân nếu sử dụng quá thường xuyên.

Sản phẩm được làm ra để phục vụ con người, song sự lạm dụng và lệ thuộc của chúng ta đã khiến chúng “phản tác dụng”.

Chính những thói quen, sở thích quá đà đã biến chúng ta trở thành “nạn nhân” của những “sát thủ” ngọt ngào và nguy hiểm thế này đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét