Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014 Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014 Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014 Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Hé lộ thế giới bí ẩn của những người tin rằng, họ sẽ được khoa học hồi sinh trong tương lai...

Theo quan điểm của một số người, cuộc sống sau khi chết là sự tồn tại của linh hồn. Theo đó, khi xác thân tiêu biến, sẽ còn lại một cái gì đó huyền bí hiện vẫn chưa thể chứng minh bằng khoa học. 

Tuy nhiên, đối với những người bị ám ảnh bởi kỹ thuật đông lạnh - Cryonics, “một cuộc sống thứ hai”, hoặc chính xác hơn là cuộc sống được hồi sinh sau khi chết, mới là mục tiêu của họ.

Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 1

Cryonics là một phương pháp sử dụng các thiết bị đặc biệt gây chết lâm sàng rồi bảo quản con người trong điều kiện lạnh, chờ đợi trong một tương lai không xa, họ sẽ được hồi sinh nhờ những tiến bộ vượt bật của y học. 

Vừa qua, một nhiếp ảnh gia người Anh tên là Murray Ballard đã công bố một bộ sưu tập ảnh mang tên: “Triển vọng của sự bất tử”. Bộ ảnh này được ông thực hiện trong 6 năm (từ 2006 - 2012) đã cho mọi người có cái nhìn cụ thể nhất về công nghệ Cryonics trên thế giới.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 2

Não người có một đặc điểm là trí nhớ, nhân cách... đều được lưu trữ trong các tế bào trong não. Các tế bào này không yêu cầu não hoạt động liên tục để tồn tại. 

Nhiều người tin rằng, trong tương lai các nhà khoa học sẽ biết cách kích hoạt những tế bào này và làm não họ hoạt động trở lại với những ký ức sinh động nhất.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 3

Công nghệ này được phát triển lần đầu tiên vào năm 1963 và tới nay chỉ có khoảng 250 người đã thực sự chết giả và được bảo quản nghiêm ngặt bằng phương pháp Cryonics.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 4

Để được tham gia sử dụng phương pháp Cryonics, mỗi khách hàng phải trải qua những thủ tục vô cùng rườm rà. Như ở Hoa Kỳ, bạn phải lấy được giấy chết hợp pháp, nếu không những người bảo quản xác cho bạn sẽ mang tội danh giết người hoặc trợ tử.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 5

Tiếp theo, các kỹ thuật viên làm khách hàng của mình chết lâm sàng bằng một liều thuốc làm tim ngừng đập. 


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 6

Toàn cơ thể được tẩm một lớp bảo quản lạnh, là những chất làm cho khí quản hay thực quản cùng các nội quan không đóng băng khi nhiệt độ xuống quá thấp.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 7

Cuối cùng, cơ thể của khách hàng sẽ được bảo quản trong nitrogen lỏng ở nhiệt độ khoảng -200 độ C. Và từng ngày, họ chờ đợi sự thay đổi của y học thế giới.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 8

Cryonics sẽ bảo quản cơ thể của khách hàng trong nhiều thập kỷ, có khi kéo dài cả thế kỷ vì vậy chi phí rất đắt đỏ. Đa số các công ty thực hiện lĩnh vực này đều yêu cầu thanh toán 300.000 USD (khoảng 6,2 tỷ VNĐ) trở lên, ngoài ra khách hàng phải cam kết nộp vào 300USD (khoảng 6,2 triệu đồng) mỗi năm.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 9

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty Cryonics giá rẻ mọc lên. Qua đó, họ sẽ mua những bảo hiểm nhân thọ và khi họ chết công ty bảo hiểm sẽ trả một phần khoảng chi phí cho việc thực hiện Cryonics.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 10

Phương pháp Cryonics cho đến nay vẫn là một điều tranh cãi thật sự cho thế giới khoa học. Nhiều người vô cùng hoài nghi và phản đối kịch liệt phương pháp này nhưng cũng không ít người cho rằng, nó thực sự khả thi cho việc cứu sống những bệnh nhân nan y.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 11

Phần lớn những phản đối phương pháp Cryonics là do việc máu không còn lưu thông trong cơ thể sẽ dẫn đến những mô ở não sẽ thiếu máu cục bộ và ít nhiều bị phá hủy. Liệu thực sự, trong tương lai con người có thể phục hồi lại một bộ não một cách hoàn chỉnh nhất?


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 12

Trên quy định của pháp luật ở Hoa Kỳ hay châu Âu, những người tham gia Cryonics là những người đã chết và đang được mai táng theo một hình thức đặc biệt. Nếu như một ngày kia các trung tâm Cryonics bị nhà nước thu hồi hay phá sản, khách hàng của họ sẽ đi về đâu.


Kỹ thuật "đông lạnh" làm con người bất tử 13

Dù có nhiều phản đối, nhưng Cryonics vẫn đang phát triển, có cả một hội gồm 62 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đứng ra ủng hộ cho các công ty Cryonics thực hiện phương pháp kỳ lạ này. Câu hỏi được đặt ra là liệu có một phép màu như những bộ phim viễn tưởng hay không? Câu trả lời vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Cái chết và những bí mật chờ bạn "xem tranh để biết"

Bạn biết gì về cái chết?



    Shock trước "nghệ thuật chết" nguy hiểm và ngọt ngào

    Những tấm hình đã nói lên rằng: Chính thói quen, sở thích quá đà đã biến chúng ta trở thành “nạn nhân” của các “sát thủ” gần gũi.

    Bạn là một “tín đồ” của cà phê, bạn cực kỳ mê bánh ngọt hay không thể không nhấm nháp vài thanh chocolate mỗi ngày? Vậy thì bạn nên xem lại sở thích của mình một chút, vì những món đồ ăn thức uống hấp dẫn ấy cũng có thể... giết người. Chúng mình cùng xem bộ ảnh dưới đây và tìm hiểu vì sao lại thế.

    Cô gái bị tấn công bởi... cơn mưa chuối.

    Cuộc xâm chiếm lặng lẽ nhưng đáng sợ của “đoàn quân kẹo gấu dẻo”.

    Chết vì bánh ngọt.

    Những bức ảnh trong bài thuộc series mang tên “Drop Dead Gorgeous” của nữ nghệ sĩ người Mỹ, Daniela Edburg. Đây cũng là một phần trong luận văn đã mang đến cho cô tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, chuyên ngành Nghệ thuật Thị giác tại Học viện San Carlos, Mexico.

    Xuyên suốt bộ ảnh là những cảnh tượng hãi hùng như trong phim kinh dị: nhân vật chính hoặc chết trong tư thế kỳ lạ, hoặc đang giãy giụa, giằng co trong tuyệt vọng để thoát khỏi “hung thần” đáng sợ như muốn ăn tươi nuốt sống mình. Điều lạ là, thủ phạm gây ra các tình huống ấy không phải quái vật, cũng chẳng phải con người mà chính là những thứ mà “nạn nhân” yêu thích nhất: đồ ăn, mỹ phẩm. 

    Cô gái đang cố chạy thoát khỏi cơn lốc bằng kẹo bông.

    Chết vì chính những viên kẹo chocolate mà mình yêu thích. 

    Chết vì lò nướng bánh. 

    Chết bởi cà phê.

    Nguyên nhân của những “án mạng” này cũng cực kỳ quái đản: chết vì chuối, chết vì kẹo hay chết bởi... giấy gói đồ ăn - cái chết chẳng những không hề ghê rợn mà còn mang chút gì đó cường điệu, khôi hài. 

    Một nữ sinh bị tấn công bởi con vi khuẩn gớm ghiếc sinh ra từ hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh.

    Một cô gái đang cố gắng bọc hộp dâu tây vào giấy nhựa, bất ngờ hai con nhện khổng lồ xuất hiện và giăng chiếc mạng bằng nhựa cuốn chặt lấy cô (hiện nay, mọi người thường sử dụng giấy nilon mỏng để đóng gói thực phẩm, giữ cho chúng tươi lâu. Tuy nhiên, do giấy gói thực phẩm được làm từ các loại polymer như PVC, polyvinylidene chloride (PvdC), polyethylene... nên các chuyên gia khuyến cáo không nên quá lạm dụng chúng).

    Tuy mô tả cái chết song bố cục và màu sắc hài hòa trong tác phẩm lại tạo nên cảm giác dễ chịu, hầu như làm tan biến tất cả sự ức chế về nội dung tấm hình. Sự “thỏa mãn giả tạo” này gợi nhớ đến cảm giác thích thú khi ta thưởng thức một chiếc bánh phủ đầy kem bơ ngon lành, hay sử dụng các sản phẩm làm đẹp mà hiệu quả xuất hiện gần như ngay tức khắc. 

    Chết vì kẹo trái cây. 

    Chết vì ăn quá nhiều bánh cookies.

    Lý giải về việc để những thứ gần gũi “sắm vai” độc ác, Daniela Edburg cho biết: “Bản thân những sản phẩm này không hề có lỗi, vấn đề là ở cách bạn sử dụng chúng như thế nào”. Ngày nay, mỗi người tiêu dùng hiện đại đều lựa chọn cho mình những nhãn hiệu ưa thích như các loại fast food, mỹ phẩm, sản phẩm tiện ích... 

    Nhiều người - đặc biệt là phái đẹp còn “phát cuồng” vì chúng đến mức hễ thích món đồ nào là “rinh” cả đống về nhà, hoặc “khoái” món gì là ăn không biết chán. Những “viên đạn bọc đường” này thực sự mang một sức quyến rũ khó cưỡng, khiến người dùng trong chốc lát lờ đi tất cả các nguy cơ đối với sức khỏe và túi tiền của mình.
     
    Phụ nữ thường “phát cuồng” vì những sản phẩm làm đẹp như thuốc nhuộm tóc, phấn, son...

    ... hay dụng cụ tẩy lông.

    Nhiều người có thói quen gội đầu hàng ngày, thay đổi dầu gội liên tục hoặc “mix” các loại dầu gội với nhau. Thói quen xấu này sẽ khiến da đầu bị tổn hại, nhiều gàu và dễ gây dị ứng vì dầu gội chứa nhiều hóa chất, đặc biệt là chất tẩy. 

    Ngột ngạt giữa những hộp bơ lạc.

    Ở góc độ nào đó, những bức hình này cũng phản ánh kinh nghiệm của chính tác giả. Cô tâm sự: “Nhiều khi tôi vào siêu thị và không thể cưỡng nổi sức hút của những món hàng mình yêu thích. Tôi dạo quanh, nhặt hết món này đến món khác vào giỏ trong khi sự thực đó không phải là những thứ mình cần mua”. Thật ra, chính thói quen tiêu dùng vô tội vạ của chúng ta mới là “sát thủ” thực sự. 

    Chết vì táo: Ăn trái cây tốt cho sức khỏe, song “nghiện” trái cây lại không tốt chút nào. Các loại thuốc tăng trưởng và lối trồng trọt theo kiểu công nghiệp đã khiến trái cây ngày nay chứa lượng đường cao hơn hẳn so với trái cây được trồng tự nhiên. Nếu ăn quá nhiều, chúng sẽ gây mất cân đối thành phần dinh dưỡng trong cơ thể. 

    Chết bởi thực phẩm dinh dưỡng: trên thị trường hiện có rất nhiều loại bột, sữa và bánh cookies đặc biệt giàu dinh dưỡng, có tác dụng thay thế bữa ăn. Các vận động viên thường sử dụng chúng để bổ sung năng lượng, phục hồi thể lực sau tập luyện. Tuy nhiên, với lượng carbohydrates, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, đây chính là thủ phạm gây thừa cân nếu sử dụng quá thường xuyên.

    Sản phẩm được làm ra để phục vụ con người, song sự lạm dụng và lệ thuộc của chúng ta đã khiến chúng “phản tác dụng”.

    Chính những thói quen, sở thích quá đà đã biến chúng ta trở thành “nạn nhân” của những “sát thủ” ngọt ngào và nguy hiểm thế này đây

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con

    Theo giải thích khoa học, những hội chứng này thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm ở những người lớn, muốn mãi là trẻ con…

    Tuổi thơ là phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Giai đoạn được làm trẻ em, được người thân chăm sóc và quan tâm sẽ ảnh hưởng vô cùng to lớn tới cuộc sống của chúng ta khi trưởng thành. 

    Tuổi thơ đẹp giúp con người tự tin, thoải mái hơn khi lớn lên. Song, hãy thử tưởng tượng, vì tuổi thơ quá đẹp và con người không muốn lớn nữa, chúng ta sẽ ra sao?

    Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhắc đến trẻ em, bạn có biết rằng người trưởng thành như chúng ta cũng mắc phải một vài hội chứng "nhi đồng" không? Cùng tìm hiểu một vài hội chứng đặc biệt này qua các nghiên cứu khoa học dưới đây...

    1. Hội chứng Peter Pan

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 1
    Peter Pan - cậu bé không bao giờ lớn từng là một trong những nhân vật tưởng tượng được trẻ em yêu thích nhất trên thế giới. Trẻ em thích tính cách vui vẻ, những chuyến phiêu lưu hấp dẫn và đặc biệt là hình ảnh cậu bé Peter Pan không bao giờ lớn lên, mãi vẫn chỉ là một đứa trẻ. 

    Song, cũng chính vì đặc điểm này mà tên cậu được đặt cho một hiện tượng xã hội - hội chứng Peter Pan.

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 2
    Hiểu một cách đơn giản, hội chứng Peter Pan ám chỉ những người trưởng thành về sinh lý và tuổi tác nhưng không muốn trưởng thành về nhận thức và suy nghĩ. 

    Có thể dễ dàng nhận ra những bệnh nhân mắc phải hội chứng này: Tuy đã lớn nhiều tuổi song tâm hồn và biểu hiện bề ngoài vẫn như trẻ con.  Họ có thể ăn mặc như thiếu niên 16 tuổi cho dù thực tế đã gần 50 tuổi. Những “Peter Pan” hiện đại rất sợ trách nhiệm, luôn tìm cách thoái thác mọi việc, chỉ thích vui chơi, tận hưởng, thậm chí nhõng nhẹo bố mẹ.

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 3
    Trong tình yêu, người mắc hội chứng Peter Pan không thích một cuộc hôn nhân hay các cuộc tình kéo dài. Bởi họ cho rằng, tình cảm chỉ là chỗ dựa tạm thời mà thôi. Người đầu tiên định nghĩa hội chứng này là nhà tâm lý học Dan Kiley vào năm 1983.

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 4
    Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới không hề xếp hội chứng Peter Pan là một căn bệnh hay rối loạn tâm lý. Song hội chứng này gây nguy hiểm không ít cho xã hội. 

    Những “Peter Pan” hiện đại đôi khi hành động ngớ ngẩn nhưng lại không bao giờ chịu trách nhiệm cho việc làm ấy của bản thân. Đồng thời, họ lại chỉ có thể được chữa khỏi bởi chữa trị tâm lý, đòi hỏi phần lớn thời gian cũng như tiền bạc.

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 5
     
    Dưới góc nhìn tâm lý học, nguyên nhân gây ra hội chứng Peter Pan chính là sự bao bọc quá mức của gia đình. Humbelina Robles Ortega, giáo sư khoa nhân cách, đánh giá và điều trị tâm lý thuộc ĐH Granada (Tây Ban Nha) cảnh báo rằng: “Hội chứng này xuất hiện ở những người sống phụ thuộc, thường được che chở, bao bọc quá mức cần thiết của gia đình, dẫn tới việc không thể phát triển những kỹ năng sống bình thường. Họ cảm thấy thế giới người lớn có vấn đề và vì thế không muốn trưởng thành”. 

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 6
    Ngoài ra đằng sau những “Peter Pan” hiện đại, luôn có một “Wendy”. Đây là cách gọi của những người hỗ trợ cho hội chứng này tồn tại - phụ huynh chiều con và bênh con quá mức. Humbelina Robles nhấn mạnh rằng, “phải có ai đó đồng ý với việc Peter Pan không lớn thì cậu ta mới có thể tồn tại được”.

    Còn theo nhà nhân khẩu học Mỹ - Kay S. Hymowitz, sự phát triển của phụ nữ trong xã hội hiện đại cũng là một phần nguyên nhân gây ra hội chứng Peter Pan, đặc biệt ở nam giới. 

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 7
    Bà cho rằng, phái yếu phát triển quá nhanh khiến nhiều người đàn ông cảm thấy mình không cần có trách nhiệm nhiều như trước, lâu dần sinh ra biểu hiện tâm lý cư xử như trẻ con.

    Hội chứng Peter Pan ảnh hưởng tới cả 2 giới nam và nữ, tuy nhiên xuất hiện nhiều hơn ở phái mạnh, nhất là trong một xã hội mà nam giới thường được gánh nhiều trách nhiệm nặng nề. Theo các giáo sư ở ĐH Granada, “những Peter Pan thời hiện đại rất sợ việc bị đánh giá bởi người khác, đặc biệt là những lời chỉ trích từ cấp trên”. 

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 8

    2. "Hội chứng" văn hóa Kidult

    Bên cạnh hội chứng Peter Pan, có một trào lưu thường gọi là "văn hóa Kidult" được biết đến trong một chục năm trở lại đây. "Kidult" là từ ám chỉ sự kết hợp của "kid" (trẻ em) với "adult" (người lớn), nói về những người trưởng thành nhưng muốn có được cảm xúc như trẻ em - muốn trở về tuổi thơ.
     
    Khác với hội chứng Peter Pan ở trên, Kidult là một trào lưu sống tương đối tích cực hơn. Kidult đơn giản chỉ là việc những người trưởng thành đã quá chán ngấy cuộc sống căng thẳng ở thời hiện tại và mong ước muốn trở về với những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

     Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 9

    Dẫu vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng đây là một biến tướng của hội chứng Peter Pan song sức sống của nó là không thể phủ nhận.  Ở New York, tại góc phố Bleecker và West 11th, những “Kidult” xếp hàng dài để mua bánh ngọt Hoa Mộc Lan, hay mua kẹo mút ở cửa hàng Dylan’s Candy. 

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 10
    Hình ảnh tại School Disco Bar.

    Thậm chí, London còn được mệnh danh là thánh địa của Kidult. Hàng tuần, có hàng ngàn người ở độ tuổi 20 ăn vận trong những bộ đồng phục học sinh tới quán bar có tên School Disco. Làn sóng này cuốn tất cả mọi người ở đủ các thành phần xã hội tham gia: bác sĩ, nhân viên lập trình, luật sư, nhà tạo mẫu…

    Giải mã điều kỳ lạ khiến người lớn biến thành trẻ con 11
    Thánh địa kẹo Dylan's Candy dành cho người lớn.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của Kidult là kết quả của chủ nghĩa tiêu dùng quá độ mà tới một lúc nào đó có những sự vật nhỏ bé, giản dị có thể đánh thức những cảm xúc hoài cổ ở những người tiêu dùng trở thành người lớn quá sớm.

    Văn hóa Kidult được xem như một cách trốn tránh thực tại vô hại và cởi mở của thế hệ trẻ. Nó phản ánh trạng thái tinh thần của những con người hiện đại muốn thoát khỏi thực tế mà họ vẫn thường xuyên phải đối mặt.

    1/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi - là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời, đây cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn. 
    Ngày Tết thiếu nhi ra đời tháng 8/1925 tại Hội nghị thế giới vì Hạnh phúc trẻ em tại Geneva, Thụy Sĩ. Song nguyên nhân vì sao 1/6 được chọn thì quả thật là 1 điều chưa có lời giải thích thỏa đáng. Vào ngày này, chúng ta thường cùng nhau trao đổi để thêm hiểu trẻ em và tăng cường hành động phát triển phúc lợi, thúc đẩy tạo an sinh của trẻ em trên toàn thế giới.

    Các tội ác của con người khiến “biển cạn, núi mòn”

    Biển Aral cạn sạch nước, Everest thành ngọn núi bẩn nhất, núi băng mòn từng phút… là những bằng chứng lên án con người đã và đang làm hại môi trường.

    Dư luận toàn cầu đang vô cùng quan ngại khi một trong những thảm họa môi trường đáng sợ xảy ra: Biển Aral - hồ nước lớn thứ tư thế giới đã chính thức cạn sạch nước. 

    Sự kiện này làm dấy lên những hoang mang, lo lắng của không ít người với suy nghĩ: phải chăng đây chính là điềm báo cho sự diệt vong đang tới gần của cả nhân loại? Vậy đâu là nguyên nhân cho thảm họa kể trên? 

    Trước khi đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi video time-lapse dưới đây để cùng hiểu rõ hơn về sự việc này:

    Video chứng minh sự "cạn kiệt" nước của biển Aral.
     
    Từ những hiện tượng "biển cạn, núi mòn"...


    Biển Aral hình thành cách ngày nay 5,5 triệu năm tại khu vực Trung Á, nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan. Với diện tích khoảng 68.000 km2, biển Aral được coi là biển kín lớn thứ tư thế giới và là nguồn cung cấp 50.000 tấn thủy hải sản cho người dân địa phương trong suốt thế kỷ XX.



    Ảnh động mô tả quá trình chết của biển Aral.

    Sở hữu diện tích rộng lớn và tiềm năng phong phú như vậy, ít ai nghĩ rằng biển Aral một ngày nào đó có thể cạn nước. Song đó lại là sự thật. 

    Kể từ thập niên 1960 tới nay, nước ở đây bốc hơi nhanh chóng và theo những ảnh chụp mới nhất của NASA, biển Aral đã chính thức “chết”.


    Hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya từng mang tới nguồn nước vô tận cho biển Aral
    Cái chết của biển kín này bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Chính quyền ở đây khi đó đã tiến hành một chương trình nông nghiệp với tham vọng biến vùng sa mạc Trung Á thành những cánh đồng sản xuất bông (vải). 

    Họ đã cho xây đập chắn, kênh đào trên hai sông Amu Darya và Syr Darya - nguồn cung nước cho biển Aral để tưới tiêu cho các cánh đồng bông. 


    So sánh mực nước ở biển Aral năm 1989 (trái) và giai đoạn đầu năm 2014.

    Hình ảnh ngư dân đánh hàng trăm tấn cá trên biển Aral giờ chỉ còn là dĩ vãng.

    Hệ quả tất yếu là biển Aral không ngừng sụt giảm lượng nước do bốc hơi. Trong vòng 40 năm, biển Aral mất đi 80% lượng nước, làm độ mặn tăng lên 50gr/lít và kéo theo cái chết của khoảng 140 loài sinh vật khác nhau. 


    So sánh hình ảnh băng bị bào mòn đi nhiều ở dãy Himalaya từ năm 1921 tới năm 2007.

    Tuy nhiên, không chỉ biển Aral mà những núi băng khổng lồ ở hai cực cũng như trên thế giới đang chết dần, chết mòn vì biến đổi khí hậu. Điển hình là lớp băng trên dãy Himalaya - nguồn cung nước ngọt cho 500 triệu người mỗi năm "mòn" đi tới 37 mm. 



    Điều tương tự cũng xảy ra ở khu vực Bắc Băng Dương. Theo ước tính từ năm 1979 tới năm 2012 cho thấy, thể tích băng tại khu vực này đã giảm tới 80%, từ mức 16.855 km3 xuống chỉ còn 3.261 km3. 

    Theo chuyên gia Mark Serreze, băng càng "mòn" thì càng tan nhanh, mực nước biển dâng càng cao. Hiện tượng này có tên gọi "cái chết xoắn ốc" - sẽ đẩy con người tới nguy cơ bước vào một kỷ băng hà mới. 



    ... Đằng sau những chuyến đi như thế này...


    ... là hình ảnh gây sốc về lượng rác thải có mặt trên sườn núi Everest.
    Một ví dụ khác đó là trường hợp của đỉnh núi cao nhất thế giới - Everest. Mặc dù không hề bị bào mòn theo thời gian nhưng ngọn núi này đang đứng trước nguy cơ "chết" vì rác thải. 

    Theo những thống kê gần đây, sườn núi Everest chứa khoảng 50 tấn rác thải khác nhau, trong đó chủ yếu là bình oxy, dụng cụ cắm trại, đồ ăn, nước uống... bị bỏ lại bởi những người tới đây để chinh phục "nóc nhà thế giới".

    ... tới tội ác phá hủy môi trường của loài người...


    Dòng chảy dẫn nước từ sông Amu Darya và Syr Darya vào biển Aral ngày nay.

    Có thể khẳng định, nguyên nhân của tất cả những hiện tượng trên là do hoạt động khai thác và sản xuất quá mức của con người. Như trong trường hợp biển Aral cạn, lý do chính là tham vọng biến cả sa mạc Trung Á thành cánh đồng bông của người dân địa phương. 

    Khi đó, bông đem lại lợi ích kinh tế rất lớn (giá 1kg bông gấp hàng chục lần 1kg ngũ cốc). Vì vậy, nguồn cung nước cho biển Aral bị chuyển sang để tưới tiêu, khiến nước ở đây nhanh chóng bốc hơi không còn lấy một giọt.

    Tai hại hơn, ngay trong quá trình chuyển nước đi tưới tiêu, con người lại xây dựng những đường ống hở, khiến hơn 50% nước lấy đi bốc hơi hết. Sự lãng phí này khiến ngay cả những cánh đồng bông cũng dần dần biến mất và gây nên hậu quả kép như hiện nay.



    Theo WHO, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp của người dân ở gần biển Aral tăng tới 6.000%.

    Chưa hết, sự thiếu quan tâm của các nhà chức trách đã khiến chính người dân địa phương phải hứng chịu nhiều hệ lụy khác. Nước biển bốc hơi, biến nơi đây thành một bãi rác thải lớn ô nhiễm bởi nồng độ muối và thuốc trừ sâu cao. 

    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gió và cát đem theo chất độc hại từ biển Aral cạn phát tán khắp nơi, gây nên các bệnh phong, viêm phổi, suy thận, viêm khớp, lao… cho người dân địa phương. 



    Bên cạnh việc can thiệp vào tự nhiên quá mức, các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm cũng góp phần to lớn trong vấn đề nóng lên của Trái đất. 

    Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2013, hoạt động của con người chiếm 95% nguyên nhân gây nên những thảm họa môi trường như hiện nay.



    Cụ thể, sự phát triển chóng mặt của nhà máy sản xuất công nghiệp thải ra môi trường lượng carbonic quá lớn. Trong vòng hơn 34 năm (1970 - 2004), lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải ra môi trường đã tăng tới 70%. 

    Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến nhiệt độ Trái đất ngày một nóng dần lên, kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan. 



    Gần gũi hơn, ngay trong chính đời sống hàng ngày, không ít người trong xã hội vẫn hồn nhiên xả rác ra ngoài môi trường. Một trong số những loại rác được vứt bừa bãi nhiều nhất, đó chính là túi nilon. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 5 tỷ tỷ túi nilon được sản xuất trên toàn cầu, nhưng trong đó chưa tới 1% được tái chế đúng cách.


    Túi nilon thải ra môi trường bên ngoài không thể phân hủy, ngược lại còn phôi nhiễm các hóa chất độc hại như lưu huỳnh, chì, cadimi ra đất và không khí, gây nên ô nhiễm đất hay các trận mưa axit khủng khiếp.